Biến chứng đột quỵ từ bệnh cao huyết áp.

11:08 |
Cao huyết áp hiện đang là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng, không chỉ riêng ở các nước đang phát triển mà ở các nước phát triển tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng cao, lên đến 10 -15% dân số. Cao huyết áp là một trong những nguy cơ quan trọng gây nên các biến cố tim mạch như xơ vữa động mạch, nghẹn mạch, nhồi máu cơ tim. Đặc biệt, bệnh nhân cao huyết áp có thể mắc những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, trong đó có bệnh đột quỵ.
Nhận biết được những cơn đột quỵ bằng các triệu chứng điển hình như:
  • Đột ngột yếu, tê mặt, tay chân
  • Đột ngột nhìn mờ, hoặc mất thị lực
  • Đột ngột khó nói hoặc không hiểu lời nói
  • Đau đầu dữ dội mà không biết nguyên nhân
  • Chóng mặt loạng choạng, té không giải thích được lí do.
Thông thường những cơn đột quỵ này thường xuất hiện đột ngột trong vài giây đến vài chục phút, triệu chứng có thể nặng tối đa ngay từ đầu và không tiến triển nặng nề thêm (thường là biểu hiện của đột quỵ não chảy máu). còn với đột quỵ thiếu máu não, triệu chứng đã xuất hiện sẽ nặng dần lên và có những dấu hiệu mới.

Cách ứng phó với đột quỵ:
Nên:

  • Đặt bệnh nhân nằm bất động, theo dõi sơ cứu duy trì nhịp tim và nhịp thở khi cần thiết.
  • Xử lí đúng nhất là gọi xe cấp cứu hoặc taxi đưa ngay đến bệnh viện càng sớm càng tốt, đặc biệt trong khoảng 4 giờ đầu.
  • Khi di chuyển nên để bệnh nhân trên mặt phẳng, nghiêng mặt sang một bên, nới bớt quần áo cho thoáng.

Không nên:

  • Không nên cạo gió, uống nước chanh khi bệnh nhân có các triệu chứng đột quỵ. Khi bị liệt vùng hầu họng, bệnh nhân uống nước sẽ gây sặc vào đường thở, làm suy hô hấp cấp hoặc gây tăng huyết áp và làm chậm thời gian đưa đến bệnh viện.
  • Không nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện bằng xe máy vì có trường hợp bệnh nhân bị liệt một bên, không thể gác chân lên xe và làm chân bên liệt bị chấn thương.
  • Không để bệnh nhân tại nhà chờ đợi sự thuyên giảm tự nhiên của bệnh hoặc cho rằng bệnh nhân tuổi đã cao không cần đưa đi bệnh viện cứu chữa.
  • Không trì hoãn để đưa bệnh nhân đi khám trong hoàn cảnh tiện lợi (khám theo tuyến, chờ cho đầy đủ các thành viên gia đình, chờ trời sáng mới đưa bệnh nhân đi bệnh viện)
  • Không tự sử dụng các loại thuốc cấp cứu điều trị mà không có đơn của bác sĩ. 

Đây có thể coi như biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh cao huyết áp, nếu tiến triển nặng sẽ dẫn đến tử vong. Do vậy cần có những hiểu biết nhất định để xử trí kịp thời khi có dấu hiệu xảy ra đột quỵ.

Đọc Thêm…

Chạy bộ làm giảm nguy cơ cao huyết áp

16:32 |
Trong xã hội hiện đại cùng với sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện công nghệ thông tin, con người chỉ cần ngồi một chỗ là có thể giải quyết được toàn bộ công việc. Chính vì thế con người càng lười vận động và tập thể dục hàng ngày. Điều này sẽ dẫn đến rất nhiều nguy cơ bệnh lý tim mạch và béo phì. Chạy bộ thường xuyên có rất nhiều lợi ích tuyệt vời như sau:
- Giảm huyết áp: thứ nhất, chạy bộ làm giảm huyết áp và bảo vệ cơ thể chống lại các tác hại liên quan đến cao huyết áp. Thứ hai, chạy bộ làm tăng nồng độ HDL cholesterol - một loại cholesterol tốt có thể ngăn chặn tắc nghẽn trong các mạch máu và tăng cường lưu thông máu. 
- Tăng cường sức mạnh xương khớp: Chạy bộ là một bài tập giúp xương chịu sức nặng và kích thích sự gia tăng mật độ xương, giúp xương chắc khỏe, dẻo dai, đàn hồi.
- Cải thiện đời sống tinh thần: Chạy bộ giúp bạn giảm bớt căng thẳng, giải phóng tinh thần. Đồng thời, nó giúp cải thiện tâm trạng bằng cách kích thích việc phát hành endorphins - hormone mang lại cảm giác hạnh phúc.
- Cải thiện sức khỏe tim mạch: Chạy bộ là một trong những bài tập tim mạch hiệu quả nhất hiện nay giúp tim, phổi và mạch máu khỏe hơn. Chạy bộ giúp bạn tăng cường oxy cho cơ thể, mỗi nhịp tim sẽ đẩy máu nhiều hơn tới các cơ quan trong cơ thể và cải thiện sức bền. 
-Tăng khả năng miễn dịch: nếu bạn muốn ngăn ngừa bệnh tật, chạy bộ là bài tập thể dục hoàn hảo. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người chạy bộ thường xuyên có khả năng miễn dịch tốt với bệnh bạch cầu. Chạy bộ cũng giúp cải thiện tốc độ lưu thông của các tế bào bạch cầu trong cơ thể. 
- Cải thiện giấc ngủ: Chạy bộ không chỉ giúp cải thiện giấc ngủ mà còn giúp nâng cao chu kì của giấc ngủ.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính: các nghiên cứu chỉ ra rằng thường xuyên chạy bộ có thể bảo vệ cơ thể chống lại một loạt các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim và tiểu đường


- Đốt cháy chất béo hiệu quả: Chạy bộ khoảng 1,5km giúp bạn đốt cháy 150 calo. Vì thế, nó là cách để bạn đốt cháy chất béo hiệu quả và giảm mỡ thừa trên cơ thể. 
- Bổ sung vitamin D cho cơ thể: vitamin D (còn được gọi là vitamin ánh nắng mặt trời) sẽ được da sản xuất khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời giúp tăng cường sức khỏe của xương và răng. Chạy bộ giúp bạn bổ sung loại vitamin này một cách tự nhiên.
- Kéo dài tuổi thọ: Nghiên cứu đã cho thấy rằng chạy bộ thường xuyên giúp bạn kéo dài tuổi thọ. theo thống kê mới nhất, những người thường xuyên chạy bộ có thể sống lâu hơn 5 năm so với những người không chạy bộ. Chạy bộ cũng giúp cải thiên chất lượng cuộc sống và tránh các rối loạn liên quan đến tuổi tác. 
Như vậy, thường xuyên chạy bộ sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ tăng huyết áp, tăng miễn dịch, giảm cân và kéo dài tuổi thọ. 
Đọc Thêm…

Cao huyết áp - sát thủ thầm lặng

15:14 |
Cao huyết áp hiện đang là vấn đề thời sự có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của 1 tỷ người trên thế giới. mỗi năm bệnh cao huyết áp cướp đi sinh mạng của 7,1 triệu người, nghĩa là có khoảng 20000 người tử vong mỗi ngày. Đây là con số đáng báo động với nhiều quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người bị cao huyết áp, 77% người dân thiếu kiến thức về bệnh và 52% người dân bị cao huyết áp mà không biết mình mang bệnh. Cao huyết áp là kẻ giết người số 1 với nguy cơ tử vong cao gấp 5 lần hút thuốc lá và cao gấp 100 lần tai nạn từ lái oto. Các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp được chia làm 2 nhóm: nhóm nguy cơ không thể can thiệp được như: tuổi (tuổi càng cao thì càng dễ bị tăng huyết áp), giới (nam giới dễ bị cao huyết áp hơn nữ giới), di truyển (bệnh tăng huyết áp có khuynh hướng di truyền theo gia đình); nhóm có thể phòng tránh được như béo phì, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, hút thuốc lá, uống nhiều rượu, ít hoạt động thể lực, ăn mặn. Bệnh cao huyết áp có thể nhận biết bằng dấu hiệu điển hình bằng chỉ số huyết áp từ 140/90 mmHg trở lên khi đo tại phòng khám, và từ 135/85 mmHg trở lên khi đo tại nhà. Bên cạnh chỉ số huyết áp, có nhiều triệu chứng của cao huyết áp mà các bạn cũng nên lưu ý như:
- Nhức đầu: phía sau gáy hay trước trán, thường vào buổi sáng, đôi khi kéo dài cả ngày.
- Yếu: liệt tay chân vài giây đến vài phút.
- Mệt: cảm giác nặng ở ngực, hơi khó.
- Chóng mặt: Cảm giác đi không vững và hơi nặng đầu.
- Chảy máu cam tái phát nhiều lần
- Ù tai, mất ngủ...

Ngoài các biện pháp dùng thuốc, điều trị bệnh cao huyết áp cần một chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý:
- Cần hạn chế thức ăn có chứa nhiều cholesterol và acid béo no.
- Tăng cường rau xanh hoa quả tươi.
- Giảm mặn ( <6 gam muối hay 1 thìa cafe muối/ngày)
- Hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia.
- Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ, hoặc vận động ở mức vừa phải, đều đặn từ 30 - 60 phút mỗi ngày.
- Hạn chế các tập luyện nặng như cử tạ có tác dụng làm tăng huyết áp, duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18.5 đến 22.9 kg/m2.
Tuân thủ một chế độ hoạt động và ăn uống khoa học sẽ là một biện pháp tuyệt vời trong phòng ngừa và điều trị cao huyết áp, để bệnh cao huyết áp không còn là nỗi lo lắng thường trực của mỗi gia đình.


Đọc Thêm…

10 lời khuyên giúp bản kiểm soát và ngăn ngừa biến chứng tăng huyết áp

17:18 |


10 lời khuyên giúp bản kiểm soát và ngăn ngừa biến chứng của bệnh tăng huyết áp.

Nếu chúng ta không kiểm soát tốt bệnh tăng huyết áp thì sẽ có thể dẫn tới rất nhiều biến chứng về bệnh trên tim mạch như suy tim, đột quỵ và nhiều bệnh tim mạch khác như xơ vữa động mạch,... Chính vì vậy các bạn nên thực hiện 10 lời khuyên dưới đây nhé.

1. Tự đo huyết áp tại nhà:

Các bạn nên biết chỉ số huyết áp của mình là bao nhiêu để có thể kiểm soát được bệnh 1 cách chủ động nhất. Bằng việc tạo thói quen quan sát chỉ số huyết áp hàng ngày của mình các bạn dễ dàng nhận ra các sự thay đổi để báo các bác sĩ có biện pháp khắc phục tốt nhất.

2. Ăn nhiều rau quả và giảm muối:

Chế độ ăn nhiều rau quả và giảm muối luôn được khuyến khích trên bệnh nhân bị tăng huyết áp cũng như đái tháo đường. Duy trì chế độ ăn nhiều rau quả và giảm muối trong bữa ăn giúp cho bệnh nhân có được sức khỏe khỏe mạnh hơn.


3. Giảm cân

Thừa cân béo phì làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, và cộng thêm với yếu tố bệnh nhân bị huyết áp cao có thể làm tình trạng này càng trầm trọng hơn. Bệnh nhân dễ dàng xuất hiện các biến chứng tim mạch hơn. Các chuyên gia y tế hàng đầu luôn khuyến khích bệnh nhân THA sử dụng chế độ DASH và duy trì tập thể dục.

4. Ngủ đủ giấc

Tình trạng mất ngủ ở bệnh nhân cũng làm tăng nguy cơ biến chứng bệnh THA. Chính vì vậy các bạn nên có chế độ sinh hoạt ngủ nghỉ điều độ tránh các chất kích thích gây khó ngủ để có thể giảm được nguy cơ biến chứng như: cafe, rượu, sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.

5. Tránh xa stress


Stress dẫn tới căng thẳng, lo âu quá mức và làm mất ngủ ở mọi người. Vì thế mà hãy thực hiện các biện pháp giảm stress để có một sức khỏe tốt nhất.


6. Nói không với caffeine

Caffein khiến bạn dễ bị stress, mất ngủ đồng thời nó cũng là 1 nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao đột ngột. Bạn không cần phải hoàn toàn từ bỏ thói quen nhâm nhi cà phê sáng ngay lập tức, nhưng phải cố gắng hạn chế lượng caffeine cung cấp cho cơ thể từ cà phê, trà, soda, nước uống thể thao và chocolate.

7. Ăn nhiều việt quất

Việt quất đã được rất nhiều tạp chí công bố là cải thiện tích cực việc giảm béo và thay đổi ảnh hưởng tiêu cực với sức khỏe của các bệnh nhân có nguy cơ bệnh tim mạch cao.

8. Ăn ca cao
Flavanol là hoạt chất có thể giúp giảm huyết áp ở những bệnh nhân tăng huyết áp. Tuy nhiên không nên sử quá nhiều cacao vì nó có thể gây phản tác dụng đối với các bệnh nhân tăng huyết áp. Chỉ nên sử dụng 1 lượng nhỏ vừa phải để kiểm soát huyết áp.

9. Cung cấp đủ magie

Ai cũng biết các nguyên tố vi lượng ảnh hưởng đến việc điều hòa huyết áp. Chính vì vậy cung cấp đủ các nguyên tốt vi lượng bằng cách ăn nhiều rau, quả bơ và các loại hạt ngũ cốc giúp kiểm soát ổn định huyết áp.

10. Bỏ hút thuốc lá

Hút thuốc lá tăng nguy cơ các bệnh tim mạch và phổi. Chính vì vậy nên ngừng hút thuốc lá khi bị cao huyết áp.

Hãy thực hiện đúng các biện pháp để ngăn ngừa biến chứng của bệnh tăng huyết áp một cách tốt nhất. Vì 1 sức khỏe cho cả bạn và cả gia đình xã hội.
Đọc Thêm…

4 lời khuyên của bác sĩ để phòng biến chứng bệnh tăng huyết áp

16:47 |


Tình trạng bệnh huyết áp cao đang ngày càng trở nên phổ biến. Và là 1 trong những bệnh gây tử vong cao nhất trên thế giới hiện nay. Các cơ quan y tế của các quốc gia cũng như tổ chức y tế thế giới cũng đau đầu về xử lý các biến chứng của bệnh tăng huyết áp. Chúng ta hãy cùng gặp gỡ và nghe lời khuyên từ thạc sĩ, bác sĩ Bùi Thanh Quang, Phó khoa điều trị ngoại, Viện Tim TP HCM.

Tăng huyết áp.


Theo bác sĩ thì đối với mỗi cá nhân khác nhau thì sẽ có 1 mức huyết áp đích để làm mục tiêu duy trì chúng trên bệnh nhân là khác nhau. Trên những bệnh nhân bị tăng huyết áp lại kèm theo cả bệnh tiểu đường thì mức huyết áp đích cần đạt được so với bệnh nhân không có bệnh mắc kèm lại khác nhau. Cụ thể thông thường là mức 130/80mmhg. Cũng tương tự như vậy với suy tim thì huyết áp đích là 120/80mmhg. Người cao tuổi(>80t) thì đích là 140-145mmHg. Với mỗi bệnh mắc kèm ta có đích huyết áp riêng.

Theo bác sĩ Thanh Quang, một số biện pháp phòng tránh biến chứng do tăng huyết áp như sau:

1. Dùng thuốc hạ huyết áp

Đối với bệnh nhân tăng huyết áp thì việc đầu tiên là phải sử dụng thuốc huyết áp mà bác sĩ kê đơn cho đều đặn và hàng ngày. Nhiều bệnh nhân thấy rằng sau 1 thời gian sử dụng thuốc hạ áp thì huyết áp ổn định và không tăng nữa thì ngưng sử dụng thuốc. Nhưng việc đó chỉ làm cho cơn phát cao huyết áp năng hơn so với lần trước. Có thể dẫn tới biến chứng trầm trọng hơn và tình trạng bệnh nặng hơn. Vì vậy hãy sử dụng thuốc đều đặn ngay cả khi đã được ổn định.

2. Biện pháp không dùng thuốc:

Biện pháp này là cần thiết đối với mọi bệnh nhân bị tăng huyết áp. Đôi khi ta chỉ cần điều chỉnh lối sống là cũng có thể hạ áp được rồi
- Cai thuốc lá.

- Cai bia rượu đối với người nghiện nặng, có thể uống dưới 30ml rượu mạnh, dưới 720 ml bia trong một ngày.

- Giảm ăn mặn, ăn ít hơn 4g muối mỗi ngày, ít hơn 1 muỗng cà phê muối, hoặc ít hơn 2 muỗng canh nước mắm hoặc nước tương.

- Chế độ ăn nhiều rau, ít trái cây, ít béo.

- Tập thể dục ít nhất 30-45 phút mỗi ngày và tập đều đặn 7 ngày một tuần.

- Giảm cân ở người thừa cân hoặc béo phì.


3. Điều trị đái tháo đường

Tăng huyết áp kèm với đái tháo đường thì chỉ số chúng ta cần quan tâm nhất là HbA1C của bệnh nhân phải luôn đạt mức cần thiết. Việc kiểm soát được chỉ số này sẽ giúp ngăn ngừa được biến chứng nặng trên tim mạch đối với bệnh nhân.

4. Rối loạn lipide máu

Tăng huyết áp đi kèm với nỗi lo các biến chứng trên tim mạch. Chúng có thể ảnh hưởng bất kì lúc nào nếu chúng ta không ngăn ngừa tốt. Với bệnh nhân kèm tình trạng tăng lipid máu thì càng phải lưu ý do tăng lipid máu là yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch.

Hãy duy trì 1 lối sống lành mạnh và tuân thủ điều trị tốt theo chỉ định của các bác sĩ để có thể ngăn ngừa được rủi ro gặp phải các biến chứng bệnh tăng huyết áp.
Đọc Thêm…

4 thực phẩm không nên dùng với bệnh nhân tăng huyết áp

16:34 |


Gần một phần ba người Mỹ bị bệnh huyết áp cao. Một phần ba có tiền cao huyết áp, một tình trạng mà trong đó có huyết áp cao hơn bình thường nhưng không đủ cao để được chẩn đoán là cao huyết áp. Nếu bạn có huyết áp cao hoặc tiền cao huyết áp, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bạn có thể làm giảm huyết áp của bạn bằng cách ăn một chế độ ăn uống lành mạnh. Một chế độ ăn uống lành mạnh nhấn mạnh protein nạc, ngũ cốc, sữa ít chất béo, và các loại trái cây và rau quả. Thật không may, cũng có rất nhiều loại thực phẩm có thể cản trở khả năng của bạn để làm giảm huyết áp của bạn.
Những loại thực phẩm khiến cho nỗ lực giảm huyết áp của bạn trở nên vô ích.

1. Muối


Muối và natri là nhân vật phản diện khi nói đến sống chung với bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch. Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ thấy rằng những người có huyết áp cao hoặc tiền cao huyết áp hạn chế lượng natri hàng ngày của họ chỉ 1.500 mg. Hiện nay, người Mỹ trung bình ăn nhiều hơn hai lần số đó, hay khoảng 3.400 mg một ngày.

Hơn 75% lượng natri bạn ăn trong một ngày từ các loại thực phẩm đóng gói, không phải những gì bạn thêm vào bàn với một lọ muối. Một số nguồn saltiest của thực phẩm đóng gói bao gồm: thịt deli, pizza đông lạnh, trái cây và nước rau ép, súp đóng hộp, và các sản phẩm cà chua đóng hộp hoặc đóng chai.

2. Thịt chế biến ở nhà hàng

Việc ăn thịt chế biến nhà hàng có thể là 1 quả bom muối thực sự. Những loại thịt đó thường khô và được bảo quản bằng muối. Một phần ăn hai ounce của một số thị ăn trưa có thể chứa 600 milligram muối hoặc nhiều hơn. Nếu bạn có một bàn tay nặng với thịt nguội, bạn sẽ nhận được muối nhiều hơn. Thêm bánh mì, phô mai, gia vị, và dưa chua, bánh sandwich và đơn giản bạn có thể nhanh chóng trở thành một cái bẫy natri.

3. Pizza đông lạnh: 

Tất cả các loại pizza có thể ảnh hưởng xấu lên những người sử dụng nó bởi chúng thường cung cấp lượng muối rất lớn. Sự kết hợp của pho mát, thịt ướp muối, nước sốt cà chua, và bánh mì cho thêm một cách nhanh chóng. Nhưng bánh pizza đông lạnh là đặc biệt nguy hiểm cho người cao huyết áp. Để duy trì hương vị trong bánh pizza một khi nó đã được nấu chín, các nhà sản xuất thường thêm rất nhiều muối. Một phần sáu của một bánh pizza đông lạnh có thể đạt tới 1.000 mg, đôi khi thậm chí nhiều hơn. Các dày vỏ trái đất và các lớp trên bề mặt nhiều hơn bạn có, số lượng cao hơn natri của bạn sẽ tăng lên.

4. Giấm: 

Việc bảo quan thức ăn đòi hỏi muối để có thể duy trì. Muối giúp ngừa sự phân hủy thực phẩm và giữ nó được lâu hơn. Ví dụ ngâm dưa chuột để bảo quản, khi đã được ngấm thì 1 quả dưa có thể chứa tới 300mg natri.
Đọc Thêm…

4 thực phẩm giảm huyết áp nhanh chóng

16:30 |


Khoa học mới đang thay đổi cách mọi người 50 tuổi trở lên đánh giá huyết áp của họ, và một loạt các nghiên cứu mới về các loại thực phẩm và tăng huyết áp cho thấy nó có thể được dễ dàng hơn bạn nghĩ để làm giảm huyết áp cao.


Đối với người lớn dưới 65 tuổi, thì các chỉ số huyết áp của bạn ở mức cao là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề tim trong tương lai hoặc thậm chí tử vong. Mức huyết áp bình thường là khoảng 120/80. Nếu mức huyết áp tâm thu là 140 thì bạn có lý do để lo lắng.

Đối với những người 65 tuổi trở lên, thì đó là một tình hình phức tạp hơn. Bài đọc có thể dẫn tới các quan điểm thay đổi nhiều hơn và các bác sĩ cần phải cẩn thận khi kê đơn thuốc huyết áp cho bệnh nhân lớn tuổi.

Một cách an toàn, hiệu quả để làm giảm huyết áp cho tất cả các nhóm tuổi là ăn các loại thực phẩm mà làm việc một cách tự nhiên để làm giãn các mạch máu, vì vậy tim không phải làm nhiều.

Ăn nhiều các loại thực phẩm tuyệt vời trong số dưới đây có thể dễ dàng để giúp hạ thấp con số huyết áp của bạn.

1. Việt quất.

Chỉ cần một khẩu phần quả việt quất mỗi tuần có thể giúp giảm nguy cơ huyết áp cao. Quả việt quất, cũng như quả mâm xôi và dâu tây, chứa các hợp chất tự nhiên gọi là anthocyanin bảo vệ chống lại bệnh cao huyết áp, theo một nghiên cứu của Anh và Mỹ gần đây của khoảng 157.000 đàn ông và phụ nữ được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ.

2. Ngũ cốc:

Có một bát ngũ cốc ăn sáng, đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc giàu chất xơ như bột yến mạch, yến mạch vuông, vảy cám lúa mì vụn, có thể làm giảm cơ hội của bạn bị huyết áp cao, các nhà nghiên cứu trường Đại học Harvard vừa mới được tìm thấy. Thêm vào đó, các phần ăn nhiều ngũ cốc bạn ăn một tuần, lợi ích lớn hơn. Thêm vào đó là các nghiên cứu gần đây về quả việt quất, và bạn có thể cải thiện sức khỏe của bạn gấp đôi với hoa quả.

3. Khoai tây:

Mọi người đều thích một củ khoai tây nướng, phải không? Nhưng bạn có biết rằng một củ khoai tây nướng là giàu kali và magiê, hai khoáng chất quan trọng có thể giúp chống lại bệnh cao huyết áp? Nghiên cứu cho thấy rằng nếu Mỹ tăng lượng kali của họ, trường hợp người lớn cao huyết áp có thể giảm tới hơn 10 phần trăm. Đối với magiê, nhiều người Mỹ lớn tuổi không có đủ trong chế độ ăn uống của họ, theo Viện Y tế quốc gia. Vì vậy, tại sao không giết hai con chim với một loại thức ăn. Ngoài khoai tây nướng, đây là một số loại thực phẩm khác giàu cả hai khoáng chất này: cá bơn, rau bina, chuối, đậu nành, đậu tây và đồng bằng, không béo sữa chua.

4. Củ cải đường:

Uống một ly nước ép củ cải đường có thể làm giảm huyết áp chỉ trong vòng một vài giờ, theo một trường Đại học Queen Mary ở London nghiên cứu công bố năm ngoái trên tạp chí Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ Tăng huyết áp. Các nitrate trong nước trái cây có tác dụng tương tự như uống một viên thuốc nitrate, các nhà nghiên cứu tìm thấy. Nước ép củ cải đường có thể được tìm thấy tại một số cửa hàng thực phẩm sức khỏe và cửa hàng tạp hóa đặc biệt chẳng hạn như Whole Foods. Các loại thực phẩm giàu nitrate khác bao gồm rau bina, rau diếp, bắp cải, cà rốt, và dĩ nhiên, cả củ cải.

Đọc Thêm…

Chủ đề

Liên hệ đặt banner

Banner